Mode:         

















Chi tiết tin tức
Mênh mông biển học
Người đăng: .Ngày đăng: 14/08/2014 .Lượt xem: 3161 lượt.
Mỗi con người là một thành viên của xã hội. Chúng ta đang sống những năm tháng cuối cùng của thế kỷ 20, mở vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21, thế kỷ của kỹ thuật công nghệ đầy sôi động với những bước nhảy vượt bậc mà mỗi năm bằng hàng thế kỷ trước đó. Để nắm được tri thứ khoa học kỹ thuật tiên tiến bắt buộc mỗi một con người không ngừng học hỏi vươn lên tự hoàn thiện mình, như thế mới mong tiến kịp thời đại. Xin lấy dẫn chứng một ngành nghề cụ thể để thấy được sự tiến bộ vượt bậc diễn ra ngay trước mắt chúng ta trong vài ba chục năm trở lại đây.

Ngày chúng tôi học đại học, cả khoa Mỏ của trường Đại học bách khoa( tiền thân của trường Đại Học Mỏ-Địa chất ngày nay) chỉ có một chiếc máy tính quay tay cũ kỹ của Liên Xô mang nhãn hiệu “phê-lích”. Đây là chiếc máy tính cơ học, mà mỗi vòng chữ số nào ta phải gạt cần gạt đến ứng với chữ số đó trên vòng cung. Khi đã lấy đủ các chữ số rồi thì phải quay một vòng quay thuận chiều nếu là phép cộng( còn phép trừ thì ngược lại). Nếu là phép nhân thì muốn nhân với bao nhiêu thì phải quay bấy nhiêu vòng (vì vậy mà gọi là máy tính quay tay). Máy chỉ được làm bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Những sinh viên chúng tôi muốn giải các bài toán Bình sai trắc lượng phải đăng ký mượn máy làm việc, mỗi nhóm được một buổi. Nhóm nào làm không xong thì phải tranh thủ sau 11 giờ đêm ( vì lịch sử dụng máy đã kín). Muốn tính đưuợc sin, cos lại phải sử dụng một bảng tra chuyên dụng “ Bảy chữ số thập phân” do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước xuất bản ( Những người lính pháo binh muốn bắn trúng mục tiêu, phải tính được cự ly, phương vị, góc tà, cũng phải dùng loại bảng tra này). Nhưng vì máy tính không thể nhân nối những con số đến 7 chữ số cho nên lại phải “logarit hoá” biến phép nhân thành phép cộng. Được thành số ới đem “ đối log” để tìm ra kết quả cần tìm. Mỗi bài toán bình sai trắc tượng đơn giản phải làm mất cả một ngày. Khi ra làm việc cơ quan thấy cái máy Nisa bấm số chứ không phải gạt số đã thích. Tuy nhiên đây vẫn là máy tính cơ học và vẫn phải quay tay. Phải đến những năm đầu của thập kỷ 80 mới biết đến chiếc máy tính bỏ túi, lúc ấy đã thấy phấn khởi vô cùng. Máy nhỏ, gọn, bỏ vào túi như cuốn sổ tay trong đó có đầy đủ các phép tính cơ bản kể cả Sin, cos, loga, luỹ thừa. Đấy là chiếc máy tính kỹ thuật. Công việc mà trước đây làm cả ngày mới xong, bây giờ chỉ làm trong một giờ. Cho đến những năm đầu thập niêm 90, các cơ quan mới bất đầu được trang bị máy vi tính. Lúc đầu cả cơ quan chỉ có một chiếc. Sau đó mỗi phòng được trang bị một chiếc. Bây giờ thì tại các cơ quan khoa học kỹ thuật, mỗi cá nhân được trang bị một máy vi tính. Tất cả mọi công việc tính toán, thiết kế, vẽ đều được thực hiện trên chiếc máy tính đó. Những công việc của chúng tôi trướ kia, bây giờ chỉ cần tập lập chương trình, cho số liệu vào máy, nhấn nút một cái là xong. Mới vài chục năm thôi nhưng những chiếc máy tính năm xưa đã biến mất, nếu không sưu tầm vài chiếc cho viện bảo tàng thì chắc chắn các bạn thanh niên là công tác khoa học kỹ thuật sau này chả biết đến chiếc máy “Phêlích”. “Nisa” là gì.

Lấy một khía cạnh như thế để thấy được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhanh đến thế nào. Đấy là chưa nói đến những lĩnh vực tiên phong như chinh phục khoảng không bao la của vũ trụ.

Thời chúng ta đang sống là thời kỳ hội nhập. Muốn tiến bộ thì phải mở cửa sổ nhìn ra thế giới, bắt tay với bạn bè bốn phương. Một trong những chìa khoá hội nhập là ngôn ngữ. Ta không thể tiếp cận được những lĩnh vực tri thức của nhân loại nếu không biết được những ngôn ngữ mà thế giới đang thông dụng. Còn nhớ hồi chúng tôi học đại học, mỗi khóa học chỉ được 120 tiết Nga văn, học xong chỉ bập bõm được đôi từ kỹ thuật. Ra trường, đi làm việc với chuyên gia phải có một “anh” phiên dịch kè kè đi theo. Có một câu chuyện vui. Một hôm, trong giờ họp giao ban, bàn kế hoạch công việc cho hôm sau, sau khi đồng chí chuyên gia nói xong, người phiên dịch ( đã tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ hẳn hoi!) dịch lại: “ Đồng chí chuyên gia yêu cầu ngày mai anh cử cho 4 công nhân khi đi mang theo áo mưa (!)” về nhà cứ thắc mắc mãi. Tại sao lại phải mang theo áo mưa, không lẽ ông chuyên gia “ tiên tri” được ngày mai có mưa nên khuyên anh em cẩn thận chuẩn bị trước chăng? Thựa ra thì đồng chí chuyên gia yêu cầu phải mang theo xẻng để làm việc, vì hai từ “ xẻng” và “áo mưa” phát âm gần giống nhau là “ lo phát” nên người phiên dịch hiểu nhầm ! Những từ thông dụng còn nhầm như thế thì đối với những từ chuyên môn làm sao mà dịch được. Nhưng, cái cơ chế của thời bao cấp đã làm cho con người lười đi, quen ỷ lại. Ngày nay thì không thể. Làm việc với đối tác nào, bắt buộc chúng ta phải trao đổi được với họ. Có như thế, khi làm việc có khúc mắc gì về chuyên môn mới có thể trao đổi, tranh luận được với nhau, vấn đề mới sáng tỏ ra.

Cho nên, chúng ta không lạ gì bây giờ các cơ quan, đơn vị tuyển người , ngoài bằng cấp về chuyên môn còn hai loại bằng nữa bắt buộc người xin việc phải có: Bằng cấp về ngoại ngữ và chứng chỉ vi tính. Nếu không có 2 loại bằng cấp này thì dù giỏi chuyên môn đến đâu, anh cũng không được nhận vào làm việc.

Chỉ xin nếu một vài lĩnh vực công việc như thế để thấy rằng, cuộc sống ngày càng đi lên, chất lượng cuộc sống đòi hỏi ngày một cao, thì bản thân từng con người chúng ta, muốn tồn tại được trong xã hội, muốn là người có ích cho xã hội thì phải không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ của mình. Ngày hôm nay chúng ta dừng lại thì ngày mai chúng ta sẽ lạc hậu với thời cuộc. Thời gian không chờ chúng ta. Đà tiến của xã hội không chờ chúng ta.

Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ vươn tới những tầm cao mới của thời đại. Thế kỷ 21 đang chờ đón, thách thức chúng ta; thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng phấn đấu, học tập. Ngày xưa, một người có thể gồm thâu được tri thức của nhân loại. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy có những nhà bác học đạt được những thành tựu lớn trên rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Ngày nay, mỗi người chỉ có thể đi sâu vào một phần nhỏ nào đó của kiến thức nhân loại. Chính vì vậy việc định hướng học tập, định hướng nghề nghiệp là rất cần thiết! “ Bất kỳ ai cũng cần tìm cho được con đường đi của mình. Chỉ khi ấy con người mới đạt được kết quả tối đa và mới có thể cảm thấy mãn nguyện do hoạt động của mình đem lại” (I.Xvec-lốp).

Biển học là mênh mông vô bờ. Đời người là hữu hạn. Càng học, ta càng thấy kiến thức của mình hạn hẹp biết bao nhiêu. Bác Hồ dạy” “ Đường đời là một cái thang không nấc chót. Sự học là quyển vở không trang giấy cuối cùng”. Lê-nin bảo :” Học, học nữa, học mãi!” Nguyên văn của Lê-nin : ( Học, học và học!”), Tri thức là hành trang cần thiết nhất để chúng ta vào đời. Ông bà xa xưa có câu:

Cha mẹ cho lúa cho tiền
Không bằng cho bút, cho nghiên học hành

Ngay từ ngày xưa, ông cha ta đã quan niệm cho của cải không bằng cho tri thức. Sự học ngày xưa đã cần thiết như thế thì ngày nay lại càng cần thiết hơn thế. Kiến thức mà nhà trường trang bị cho chúng ta, đó mới chỉ là những kiến thức cơ bản. Ra trường, chúng ta còn phải học nhiều, học bạn bè, học đồng nghiệp, học trong trường đời. “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Kiến thức thu thập được trong cuộc sống là vô cùng quý giá để chúng ta dần dần hoàn thiện mình. Không ai có thể hợm mình mà nói rằng :” Tôi đã đủ kiến thức rồi, không cần học nữa!”. Cần phải học tất cả mọi thức. “Con người càng hiểu biết nhiều thì càng mạnh mẽ, càng được vũ trang tốt. Đó là điều rõ ràng, không thể chối cãi được” (M.Gooc-ky).

Trước bình minh của thế kỷ 21, nếu được phép khuyên bạn một điều thì tôi khuyên rằng “ Phải không ngừng học tập phấn đấu để hoàn thiện mình. Không làm được, không có đỉnh cao nào mà chúng ta không vươn tới, nếu chúng ta kiên trì phần đấu và học tập.

Hãy coi học tập là một nhu cầu của bản thân như ăn uống và hít thở khí trời vậy.

Nguồn: Phan Duy Kha
Trải nghiệm đời người
 

[Trở về]

Các tin mới hơn:
Vì sao thể dục thể thao lại giúp tăng cường IQ? (14/08/2014 )
Lưu ý về thẻ dự thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT (2011) (14/08/2014 )
Mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long (14/08/2014 )
Những ngành học ít "đụng hàng" (14/08/2014 )
Xung quanh quy định mới về miễn giảm học phí (14/08/2014 )
THƯ CẢM ƠN (07/09/2015 )
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (25/09/2015 )
KẾ HOẠCH KIỂM TRA HỌC KỲ I CẤP THPT NĂM HỌC 2016-2017 (23/11/2016 )
Thông báo tuyển dụng viên chức giáo duc tỉnh Quảng Nam năm 2016 (03/12/2016 )
Kế hoạch tổ chức Hội diễn văn nghệ và Hội thi học sinh thanh lịch năm học 2016-2017 (10/12/2016 )
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Mẹo học để hiểu và nhớ bài. (14/08/2014 )
Thư gởi mẹ (14/08/2014 )
Ngày khai giảng năm học mới của trường THPT Trần Cao Vân (14/08/2014 )
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam (14/08/2014 )
Thư chúc mừng ngày nhà giáo việt nam (14/08/2014 )
Thông báo Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về biên giới quốc gia (14/08/2014 )
Buổi sinh hoạt kỷ niệm 29 năm ngày Nhà giáo Việt Nam - Năm 2011 (14/08/2014 )
Hoạt động ngoài giờ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2011 (14/08/2014 )
Chúc mừng năm mới - Xuân Nhâm Thìn 2012 (14/08/2014 )
Tin về đêm công diễn văn nghệ và Hội thi "Nữ sinh duyên dáng" năm 2012 của Trường THPT Trần Cao Vân (14/08/2014 )
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN - THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ: Phường An Mỹ, Tp.Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại : 02353.812366 - Email: info@tcv.edu.vn